Tượng lã võng câu cá gốm sứ Bát Tràng là một trong những pho tượng làm nên tên tuổi cho làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Với bàn tay điêu khắc khéo léo của các nghệ nhân đã làm cho thị trường gốm sứ phát triển rộng lớn hơn.
Có thể nói, mỗi sản phẩm gốm đều được đi kèm với 1 câu chuyện truyền thuyết nhưng không phải ai cũng biết đến, điển hình như tượng lã võng câu cá gốm sứ Bát Tràng. Chuyện kể về Ông Khương Thượng thời nhà Chu ngồi câu cá trên một bến sông, nhưng cần câu không có móc. Thực ra mục đích của ông không phải là câu cá mà ngồi suy ngẫm về thời cuộc. Chu Văn Vương đã thấy được tài năng trong con người ngồi câu cá này và đã vời ông về làm quan, sau này ông đã làm nên sự nghiệp cho nhà Chu. Muốn nói: muốn làm nên sự nghiệp phải biết dùng người và cũng phải biết chờ thời.
Hình ảnh tượng lã võng câu cá gốm sứ Bát Tràng được lấy nguyên mẫu từ Khương Tử Nha, từng làm nghề giết trâu bò ở kinh đô Triều Ca nhà Thương, lại từng bán rượu trên bến Mạnh Tân, tuổi đã quá 60 mà vẫn nghèo khổ lưu lạc chỉ có một chí khí hơn người. Sau khi làm quan cho Trụ Vương, cứu giúp dân lành. Nhưng vì vua vô đạo mà Đắc Kỷ có ý hại nên ông lội sông trốn chúa, vợ ông Mã thị cũng từ đó bỏ ông mà đi. Thất thế, Tử Nha ẩn mình nơi Bàn Khê đợi gặp chúa hiền. Bàn Khê là thung lũng hẹp, nằm giữa hai ngọn núi cao của Tần Lĩnh, cũng được gọi là Phàm Cốc. Chung quanh núi non xanh rờn, mây bay mù mịt. Một con sông có tên là Phạt Ngư Hà, từ giữa hai ngọn núi nước chảy, tiếng nước róc rách suốt ngày, rồi tiếp tục chảy thẳng đến phía Bắc. Bên cạnh Phạt Ngư Hà có một dòng suối tên gọi Tư Tuyền, nước trong leo lẻo, sóng gợn lăn tăn. Núi non nơi đây rất hùng vĩ, tùng bách mọc xanh um, cảnh trí vô cùng xinh đẹp, lại yên tĩnh rất phù hợp cho hiền sĩ ẩn cư.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.